Pages

Huế địa danh và lịch sử

Huế có quá nhiều di tích, quá nhiều thắng cảnh để ta đến thăm và thưởng ngoạn. Có nhiều cách để đi những nơi này, nhưng cách mà tôi thường hay đi nhất là thuê một chiếc xe máy ở khách sạn, rồi cứ thế tự đi, mua một tấm bản đồ hoặc đơn giản là hỏi đường là ở đâu cũng có thể đến được.
Trong phạm vi bài viết này tôi không có ý định viết về tất cả những thắng cảnh của Huế mà chỉ nói về một số những nơi tiêu biểu mà tôi thích nhất.

Khác với Đà Lạt, ở Đà Lạt tôi hiếm khi ghé thăm những điểm du lịch, ở Huế có những điểm du lịch, di tích mà tôi rất thích và gần như lần nào đến Huế tôi cũng ghé qua những nơi này.

Nơi đầu tiên chắc chắn là Đại Nội, nhưng trước khi nói về Đại Nội, có một điểm nhỏ tôi muốn nói qua trước vì thấy nhiều người thường hay lầm và đôi khi dùng lẫn với nhau, đó là về vấn đề tên gọi Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Kinh Thành Huế là toàn bộ khu vực được bao bọc bởi vòng thành đầu tiên, chính là cái vòng tường có cột cờ thật lớn (gọi là Kỳ Đài) . Ngày xưa cả kinh thành chỉ có bấy nhiêu (không rộng bao la bát ngát kiểu Sài Gòn hay Hà Nội bây giờ). Kế đến là Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội) nơi tập họp nhiều cung điện của triều đình nhất, đây cũng nơi mọi người thường lẫn lộn nhất là vòng thành trong cùng, thật ra bên trong Đại Nội còn có một vòng thành nữa, đó là Tử Cấm Thành và đó mới là vòng thành sau cùng. Kinh Thành là nơi ta có thể đi xe máy lòng vòng, ăn uống linh tinh… Còn với Hoàng Thành thì ta phải gửi xe rồi đi qua Ngọ Môn, sau khi qua Ngọ Môn là ta đã vào Hoàng Thành. Tiếp tục đi qua Điện Thái Hòa (nơi có ngai vàng của vua), phía sau Điện Thái Hòa ta sẽ thấy một vòng thành nữa, đó mới chính là Tử Cấm Thành, muốn vô Tử Cấm Thành thì phải qua Đại Cung Môn (chính là cái cổng mà khi vừa qua chúng ta sẽ thấy những vạc đồng).

Sỡ dĩ tôi nói kỹ về khúc này vì tôi đã từng nghe một bạn hướng dẫn viên (không biết có phải hướng dẫn viên chuyên nghiệp không – hy vọng là không) kể cho mấy người khách rằng ngay khi vào Ngọ Môn là ta bước vào Tử Cấm Thành, điều này là sai vì vào Ngọ Môn chỉ mới vào Hoàng Thành thôi. Hy vọng sẽ ít trường hợp truyền tải thông tin sai như vậy nữa, đặc biệt như trường hợp trên, truyền đạt cho những người nước ngoài.
Điện Thái Hòa trong mưa
Đại Nội là nơi tập trung nhiều cung điện nhất. Giới thiệu về nơi đây thì có lẽ cũng khá thừa nên tôi chỉ chia sẻ cách mà tôi cho là hiệu quả nhất khi đi thăm Đại Nội. Một lần nữa, trước khi đi hãy tìm hiểu thông tin về Huế càng nhiều càng tốt, thông tin về những nơi mà mình sẽ đi. Sau khi nắm được sơ bộ từng cung điện có chức năng ra sao, có những sự kiện lịch sử gì thì ta cần có 1 cái nhìn tổng quát. Sau khi vào Ngọ Môn, vô Điện Thái Hòa, đằng sau Điện Thái Hòa là một mô hình toàn bộ các công trình của Đại Nội, nhìn mô hình này ta sẽ đễ định hướng được cấu trúc của toàn Đại Nội và sẽ dễ đi hơn.

Đi Đại Nội theo tôi ít nhất là phải mất nửa ngày, đó là đi khá nhanh và lướt, còn đi kỹ thì mất cả ngày. Trong Đại Nội rất mát và thú vui của tôi là vô Đại Nội đọc sách lịch sử, không cần phải mang theo sách, trong các cung điện của Đại Nội thường có 1 góc bán các sách về Huế và nhà Nguyễn, họ bán đúng giá bìa nên không phải lo. Mua một lô sách rồi thì cứ thế mà đi tham quan, mệt thì dừng lại đọc sách và sau đó đi tiếp, chuyến tham quan nhờ đó sẽ thi vị hơn nhiều dù cho là đi 1 mình.
Sau Đại Nội thì đến các lăng tẩm, lăng thì cái nào tôi cũng thích vì cái nào cũng có lịch sử riêng của nó, tuy nhiên nếu phải chọn ra 3 lăng mà tôi thích nhất thì sẽ là:
Lăng tẩm ở Huế (Lăng Minh Mạng)
Lăng đầu tiên là Lăng Minh Mạng – đây là lăng mà tôi cho là đẹp nhất trong tất cả các lăng hiện nay, vua Minh Mạng cũng là một trong những vua tôi rất thích. Dưới triều đại vua Minh Mạng, nước Việt Nam phát triển rất rực rỡ và tôi cho rằng ông là một trong những vua giỏi nhất của Nhà Nguyễn sau vua Gia Long (chỉ là quan điểm cá nhân). Nếu như Vua Gia Long có công xây dựng nên nền móng của vương triều thì chính vua Minh Mạng là người từ những nền móng đó phát triển nước Việt lên thành một trong những cường quốc trong khu vực khi đó.

Lăng thứ 2 mà tôi thích là Lăng Tự Đức, mặc cho nhiều ý kiến khen chê vua Tự Đức (dưới triều vua Tự Đức, thực dân Pháp bắt đầu tấn công và đô hộ nước ta – lịch sử vẫn thường quy trách nhiệm việc này là do vua Tự Đức bất tài). Dẫu vậy tôi vẫn cho vua Tự Đức là một trong những vua tốt. Ông nổi tiếng là người chăm chỉ các công việc điều hành đất nước, ông thiết triều từ rất sớm và sau khi bãi triều ông lại tiếp tục nghiên cứu và phê chuẩn các bản tấu, có những bản lời phê của ông cặn kẽ, chi tiết còn dài hơn cả các bản tấu. Ông cũng là người rất có hiếu với mẹ (là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ). Có rất nhiều giai thoại về việc hiếu nghĩa của vua Tự Đức mà nếu kể hết ra đây chắc có lẽ bài này sẽ dài lê thê, một dịp khác  viết riêng về vua Tự Đức tôi sẽ viết những chuyện này.

Vua Tự Đức thích thơ văn nên lăng của ông cũng rất hữu tình, bước vào lăng, bên phải có một hồ nước rất thơ mộng gọi là hồ Lưu Khiêm với nhà thủy tạ bên trên (gọi là Lưu Khiêm Tạ). Tôi đã từng ngồi ở đây hàng giờ liền trong một cơn mưa buổi chiều (vì có đi tiếp cũng không được – đang mưa mà Viết cho Huế – Địa danh và lịch sử ), ngồi đó tưởng tượng ngày xưa vua Tự Đức cũng ngồi như thế, ông chọn nơi này thật quá thi vị và lãng mạn, nhưng mà cũng buồn quá. Có lẽ nơi đây cũng là nơi vua đã ngồi trầm tư suy nghĩ về trách nhiệm chưa tròn của mình với non sông. Tôi nhớ hoài câu nói của ông trong một cuốn sách: “Tội của trẫm với non sông hãy để cho lịch sử phê phán”.

Cá nhân tôi không thích cách quy tất cả trách nhiệm cho vua Tự Đức, nước Việt Nam ta lúc đó chỉ theo một hình mẫu duy nhất là Trung Quốc, khi giáp mặt một kẻ thù vượt trội về kỹ thuật và vũ khí đến từ phương Tây như Pháp, việc bị hụt hẫng là điều không tránh khỏi và cũng nên lưu ý rằng không phải Pháp chiếm được nước ta trong ngày một ngày hai, mà từ ngày nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng cho đến khi vua Tự Đức đặt bút ký nhượng ba tỉnh Nam Kỳ cho Pháp cũng ròng rã gần 4 năm. Cá nhân tôi thích vua Tự Đức, nhưng vì khuôn khổ bài này đang nói về Huế nên không lạm bàn nhiều về vấn đề này.

Lăng thứ 3 là một lăng ít người lui tới, vì nó quá xa, đường đi lại khó. Đó là Lăng Gia Long, vị vua tôi thích nhất của vương triều Nguyễn. Muốn đến được lăng Gia Long thì có 2 cách, 1 là thuê thuyền đi, 2 là thuê xe máy tự đi như cách của tôi. Cách đi bằng xe máy thú vị hơn nhiều nhưng cũng gian nan hơn, đặc biệt là mùa mưa như tôi đã đi. Từ lăng Khải Định (tui không thích lăng này), đi thẳng đến hết đường gặp bờ sông thì rẽ tay trái, cứ thế đi cặp bờ sông, đi mãi đi mãi, để ý bên phải ta sẽ gặp một bến đò, từ đây đón đò (thường thì phải đứng chờ cũng khá lâu vì đò ít người đi), qua đò tiếp tục rẽ phải đi men theo bờ sông, con đường lúc này chỉ là những con đường làng, rất nhỏ nhưng cũng rất đẹp, cứ đi mãi ta sẽ đến một ngã rẽ bên tay phải (tốt nhất là nên hỏi đường vì rất dễ đi lố). Từ đây đi thẳng vào ta sẽ đến quần thể lăng Gia Long. Ở đây gần như chưa có ai khai thác du lịch, vì vậy cũng rất ít du khách nên mọi khung cảnh còn y nguyên, tiếc rằng từ “y nguyên” ở đây không phải là y nguyên như xưa, mà là y nguyên đổ nát không có ai quản lý. Nếu hôm nào xui thì cũng chẳng có ai mở cửa để bạn vào xem lăng mộ vua Gia Long (vì cửa khóa, mà người mở cửa thì chẳng thấy đâu), tôi phải đến đây lần thứ 2 mới vô được. Dẫu sao đây cũng là một nơi rất đáng để đến, vua Gia Long đã chọn vị trí này rất kỹ, có đầy đủ tiền án (là dãy núi phía trước mặt), hậu chẫm, thế đất rồng chầu hổ phục và trên cả là phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây rất đẹp. Hãy đến thăm lăng Gia Long và trước khi đi nhớ tìm hiểu thật nhiều thông tin về vị vua này Viết cho Huế – Địa danh và lịch sử

Mới viết có 3 lăng thôi mà bài đã dài lê thê rồi, ở Huế còn rất rất nhiều di tích khác nữa mà có lẽ tôi nên để tự mọi người tìm hiểu.
Viết cho Huế – Địa danh và lịch sửĐường làng ở Huế
Đường làng ở Huế
Ngoài những di tích, còn có một thu vui khám phá ở Huế mà tôi cũng rất thích, đó là chạy xe đi lang thang khắp dọc những con đường ở Huế. Những con đường ngoại ô ở Huế theo tôi là cực đẹp, vô cùng thanh bình và nhẹ nhàng, cứ đổ đầy bình xăng rồi cứ thế lang thang khắp nơi, đó cũng là một cái thú rất hay.

Cũng thật thiếu sót nếu nhắc đến Huế mà không nhắc đến một chút ẩm thực.

Ở Huế rất nhiều món ăn ngon, nhớ hôm đầu tiên đến Huế, cũng do may mắn, lần đó khách sạn Hương Giang tổ chức ngày hội ẩm thực, đầu bếp phục vụ những món ăn đậm chất Huế, tôi còn nhớ hôm đó dù đã ăn rất nhiều món rồi tôi vẫn cố ăn thêm nữa vì quá ngon, đến mức khi ăn xong tôi chỉ “nằm thở” theo đúng nghĩa đen.
mon-an-hue
Nhưng ăn trong khách sạn sang trọng không phải là cách để thưởng thức các món ăn ở Huế, mà cái thú chính là đến những quán bình dân. Món đầu tiên trong thực đơn của tôi khi đến Huế bây giờ là Cơm Hếnm món ăn mà phải ăn đến lần thứ 2, thứ 3 mới cảm nhận được cái độc đáo của nó. Ăn cơm Hến thì nên đến quán Bến Đập, ta đi dọc theo đường Lê Lợi về phía Thôn Vĩ Dạ, đi một lúc qua một con đập thì rẽ tay phải ngay, rồi đi mãi đi mãi đến khi sắp chui qua 1 con đường thì quán này nằm bên phải, quán này ngon nhất.

Và còn nhiều nữa những món như bánh canh cá lóc, bún bò, bún nem bên làng Kim Long… Ngoài ra còn có chè, ở Huế có rất nhiều loại chè, thiên đường cho kẻ hảo ngọt như tui, chè đậu đen, đậu xanh, đậu trắng… đủ cả. Đặc biệt có 1 loại chè “quái dị” mà tôi không ăn được nhưng thấy rất nhiều người thích, đó là chè Lọc Quay (bên ngoài là bột lọc bọc lấy bên trong là cục… thịt quay Viết cho Huế – Địa danh và lịch sử ), nói chung nếu chưa thử thì mọi người nên thử cho biết, tui thì tui không ăn được món này. Quán chè nổi tiếng nhất ở Huế là quán chè Hẻm nằm trên đường Hùng Vương.
Huế – Địa danh và lịch sử


Một đặc điểm nữa là các món ăn ở Huế thường rất ít, bởi vậy một bữa tối của tui khi ở Huế thường là: ăn 1 tô cơm Hến ở Bếp Đập, quay trở ra ăn một tô bánh canh cá lóc ở cồn Hến, rồi chạy sang Kim Long ăn một lô bún nem nướng và kết thúc bằng vài ly chè ở Chè Hẻm Viết cho Huế – Địa danh và lịch sử (tui nhớ khi tui nhắn tin danh sách những gì tui vừa ăn về cho ông bạn, ổng trả lời lại đơn giản có mấy chữ: ăn gì như heo Viết cho Huế – Địa danh và lịch sử )

Còn nhiều vấn đề nói về ẩm thực ở Huế nữa mà vì bài dài quá rồi, ngắt ra làm 2 rồi mà vẫn còn dài nên một dịp khác tôi sẽ viết nhiều hơn về ấm thực.

Huế là một tài sản quý giá của nước Việt, của mỗi người dân Việt, nhưng tiếc là cách khai thác du lịch hiện nay ở Huế vẫn còn nhiều điều chưa tốt. Cách quản lý và trùng tu những di tích hời hợt, nhìn cách người ta dùng xi măng đắp vào những vách tường gạch, rồi dùng sơn đỏ quét lên các cây cột sơn son… thấy xót xa, rồi cảnh xích lô chèo kéo khách, đôi khi đi theo khách hàng đoạn dài, cách kinh doanh gian dối của một số người, tôi biết rằng chi là số ít nhưng sẽ để lại ấn tượng xấu trong lòng du khách. Đây cũng là điều làm cho những người yêu Huế thấy buồn. Mong rằng sắp tới người ta sẽ có cách nào đó để quản lý hiệu quả hơn.

Tôi đã đến Huế nhiều và sẽ còn đến Huế nhiều nữa, cứ mỗi khi về Huế tôi lại thấy mình như lùi về một nơi nào đó của mấy chục thậm chí mấy trăm năm trước. Yên bình và trầm lắng, Huế gắn liền với nhiều kỷ niệm của tôi, đơn giản đến Huế chỉ để ngồi trên hiên chùa Thiên Mụ mà ngắm dòng sông Hương yên bình, mờ mịt trong mưa.

Viết cho Huế,
Tháng 6/2010

Theo http://blog.ngochieu.com

Kinh nghiệm du lịch bụi ở Huế

Du lịch bụi Huế

 
"Đã đôi lần đến với huế mộng mơ .Tôi ôm trọn một tình yêu dịu ngọt..."

Đã hai lần đến với Huế trong những cảm xúc khác nhau. Nhưng có một cảm xúc duy nhất không thay đổi đó là sự tĩnh lặng và trầm mặc của Huế. Chắc nhiều người đã từng đến Huế cũng có cảm nhận giống như tôi. Những con đường 2 hàng cây luôn thiếu vắng người qua lại, cuộc sống tại Huế luôn chậm chạp và bồng bềnh trôi như những chiếc lá trên Sông Hương vậy. Buồn là vậy, sao ta vẫn đến Huế? Huế hấp dẫn ta bởi những cung điện, đền đài đã uốm mầu rêu xanh, những câu chuyện lịch sử nhắc ta về cội nguồn, về sự đấu tranh của cả dân tộc. Để cảm nhận những điều tự nhiên nhất của Huế, tôi khuyên bạn nên tự đi, tự tìm hiểu bằng một chuyến Du Lịch Bụi Huế.

Xe khách đi Huế

Từ Hà Nội, bạn có thể đi tầu hỏa với 13 tiếng ngồi tầu (19h – 8h sáng, SE1), hoặc xe khách chạy tuyến Bắc Nam, như Hoàng Long, Open bus của The Sinh Tourist, Thành Hưng. Thời tiết của Huế nói chung là đẹp quanh năm, tuy nhiên bạn nên tránh đi vào mùa mưa (tháng 8 đến tháng 10), sẽ rất buồn đấy. Kết hợp đi lại bạn nên làm một chuyến đi Đà Nẵng Hội An và Huế.

Những điểm thăm quan tại Huế

Huế là một kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt nam. Với chính lý do đó Huế đã giữ lại cho mình rất, rất rất nhiều những cung điện đền đài cổ kính. Vì vậy đa số các điểm thăm quan chính ở Huế là cung điện, lăng tẩm, các Vương Phủ v.v.v.
Thành Nội Huế rất rộng, bạn sẽ mất 1 buổi sáng hoặc chiều cho điểm thăm quan này. Kế đó là Chùa Thiên Mụ, Đồi Vọng Cảnh, Chợ Đông Ba. Các lăng tẩm chính bạn phải đi đó là : Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, các lăng còn lại bạn có thể sắp xếp thời gian đi cho phù hợp. Nếu có thời gian bạn có thể đi xa tới các điểm như : Phá Tam Giang, các Vương Phủ và Nhà Vườn tại Huế. Và một cách dễ nhất để tìm hiểu và khám phá Huế đó là 1 tấm Bản đồ du lịch Huế, bạn nên mua 1 bản đồ du lịch tại Bưu Điện hoặc hỏi chủ nhà nghỉ khách sạn. Trên bản đồ có đầy đủ các địa điểm cần thăm quan tại Huế.

Phương tiện di chuyển tại Huế

Đi xe máy là cách phổ biến và dễ dàng nhất. Giá thuê xe từ 120k-200k/ngày, xăng tự đổ, việc thuê xe máy ở Huế khá dễ dàng và thuận tiện không khó như ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cách thứ 2 là taxi hoặc xe ôm (tốn kém hơn). Nếu đi trong thành nội bạn nên đi Xích Lô để cảm nhận được sự bình lặng của Huế.

Nhà nghỉ và khách sạn tại Huế

Dưới đây là một số gợi ý của mình về nhà nghỉ khách sạn tại Huế. Các khách sạn và nhà nghỉ rẻ chủ yếu tập trung ở phố Lê Lợi mạn gần Cầu Trường Tiền Huế. Các nhà nghỉ có giá từ 150k – 300k/ đêm tùy nhà nghỉ khách sạn, có nhà nghỉ có thể ở được 4 – 5 người / phòng.
•    57 trần Thúc Nhẫn, Huế. Liên hệ anh Việt, chị Vân 0913.458.463 – 0543.832.869.
•    Khách sạn Phượng Hoàng I và II (phố Lê Lợi) giá vừa phải và Ok cho gia đình ở, đối diện khách sạn có mấy nhà nghỉ cũng Ok, giá hợp lý, có dịch vụ thuê xe.
•    Khách sạn Bảo Minh- Huế: 054.3829.953 nằm trong ngõ trên đường Lê Lợi, gần cầu Tràng Tiền. Mình vào Huế 2 lần đều ở ks này, giá cả phải chăng (năm 2011 là 250k/phòng đôi), sạch sẽ. Bạn có thể thuê xe luôn ở khách sạn (thuê xe của nhân viên lễ tân, hoặc nhờ lễ tân thuê xe giúp)
•    Khách Sạn Thể Thao.
Còn rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn khác nữa giá tương đương. Nếu không phải mùa du lịch (các dịp lễ tết, mùa hè) bạn không cần phải đặt phòng trước đâu.

Một số nhà hàng và quán chay lớn tại Huế

1. Nhà hàng cơm chay Bồ Đề: 11 Lê Lợi, Huế
2. Quán chay Liên Hoa: 03 Lê Qúi Đôn, Huế -> mình rất thích quán này, đồ ăn chay đa dạng và rất ngon.
3. Quán chay Tịnh Tâm: 12 Chu Văn An, Huế
4. Phố chay ở đường Hàn Thuyên, Huế
5. Cơm hến, bún hến: có thể tìm ăn ở quán chị Tẹo đường Phạm Hồng Thái, ở số 2 Trương Ðịnh hay xuôi về Cồn Hến. Ðây là một đặc sản của người nghèo, có nhiều gia vị và đặc biệt là rất cay. Cả con đường đó tòan bán cơm, bún hến (món này rất cay, nếu ai k ăn được ớt thì nhớ kêu họ ko bỏ ớt)
Bún Giò Heo
6. Bánh canh Mụ Đợi, đường Đào Duy Anh
7. Bún thịt nướng, bánh cuốn thịt heo: Huyền Anh 207 Kim Long 525.655
8. Chè Sao ở đường phan chu trinh
9. Bún bò Huế : O Bê ở 11B Lý Thường Kiệt 826.460
10. Bánh khoái: Lạc Thiện số 6 Ðinh Tiên Hoàng, Lạc Thạnh số 10 Ðinh Tiên Hoàng 524.328
11. Bánh bèo nậm lọc: bà Ðỏ số 2 Nguyễn Bình Khiêm; hoặc ở Cung An Định
12. Bánh bèo bà Cư 47 Nguyễn Huệ 832.895
13. Bánh bèo nậm lọc bà Ðỏ 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm 527203
12. Nhà hàng Không Gian Xưa Địa chỉ: 205 Điện Biên Phủ – TP Huế -Số ĐT: (084) 0543.886788
13. Cồn hến (ở quán ngay chân cầu phía bên trái đường Ưng Bình đi từ đường Nguyễn Sinh Cung rẽ vào, qua quán Vĩ Dạ Xưa khoảng 50m): cơm hến, bún hến, chè bắp
14. Quán Huyền Anh ở K52 Kim Long: Bánh ướt thịt nướng, bún thịt nướng
15. Quán Mệ Thẻo 64 Bà Triệu: Bún mắm nêm gọi cả 2 loại lộn xộn hoặc bò tái ăn đều ngon, chẹp
16. Số 11 Phó Đức Chính: nem lụi, bánh khoái
17. Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương: các loại chè trong đó có món chè thịt quay mọi người thường nhắc đến cũng nên thử cho biết vị
18. Quán Chân đồi: trên đường lên đồi vọng cảnh cũng có nhiều món ngon
19. Quán Vĩ Dạ Xưa, một số các loại quán có chữ “viên”, có 1 quán nữa ở ngay trong đại nội phía sát cổng thành thì phải ngồi cũng thích vì theo kiến trúc nhà vườn. Nhớ đến Huế là phải uống nước chanh nhé, các bạn sẽ ko bao giờ quên vị đấy đâu. Ngồi ở một vài quán ven sông Hương buổi chiều ngắm cò lội nước cũng thích.

Kết hợp du lịch Huế với Du lịch Hội An và Du Lịch Đà Nẵng

Bạn nên kết hợp du lịch Huế với Đà Nẵng và Hội An. Một chuyến đi khoảng 5 ngày với 3 điểm du lịch này là hợp lý. Trong đó 2 ngày dành cho Huế, 2 ngày cho Hội An và 1 ngày cho Đà Nẵng. Một chuyến đi có cái nhìn tổng thể về miền trung. Bạn có thể xem thêm Kinh nghiệm du lịch Hội An và Kinh Nghiệm Du Lịch Đà Nẵng.
Bến Lăng Cô

Đèo Hài Vân




                                                                                                                                        theo: toidi.net
           

Những cánh đồng oải hương bất tận ở Tân Cương

Tháng 7, những cánh đồng hoa trên khắp mảnh đất của thung lũng Y Lê thuộc Tân Cương, Trung Quốc được tô điểm bởi sắc tím của hoa oải hương. Loài hoa thảo mộc mang đến cho Tân Cương cảnh đẹp tựa những bức tranh mỹ lệ.

2-1373687196_500x0.jpg
Tháng 7, những cánh đồng hoa oải hương nở rộ trên mọi cánh đồng trong thung lũng Y Lê, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp cho Tân Cương.
20120618034447880-1373687196_500x0.jpg
Từ nước Pháp, hoa oải hương bắt đầu được trồng tại Tân Cương từ năm 1964 với diện tích hơn 20.000 ha. Y Lê của Tân Cương là một trong bốn nơi có diện tích trồng hoa oải hương lớn nhất thế giới.
20130611024448912-1373687197_500x0.jpg
Màu tím của hoa nổi bật trên nền trời quanh năm xanh ngắt của Tân Cương tạo nên những mảng màu đậm nét.
201208081511437667-1373687197_500x0.jpg
Hoa oải hương được coi là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng nhất của mùa hè. Trà làm từ những bông hoa này có tác dụng làm dịu cơn đau đầu và nước rửa mặt từ hoa giúp chống mụn.
4c8192086c2243e097542f8f961da3ef-1373687
Tháng 7, thung lũng Y Lê đông nghẹt khách du lịch đến từ khắp nơi trong đất nước Trung Quốc và từ các đất nước khác. Họ đến Tân Cương vì hoa và vì cảnh sắc hùng vĩ đặc biệt của mảnh đất này.
201208081511290548-1373687197_500x0.jpg
Các cặp tình nhân cũng tranh thủ đến với mùa hoa để chụp ảnh và nghỉ ngơi.
xin-5630708061147562270644-1373687197_50
Mùa hoa oải hương huy động toàn bộ các nhân lực để cắt hoa. Hoa oải hương được chiết xuất thành nước hoa, một trong những mùi hương quyến rũ nhất thế giới.
1-1373687593_500x0.jpg
Những bó hoa oải hương được triết xuất thành nước hoa và bó hoa được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn.
579157-345081315592785-224561365-n-13736
Nếu mùa xuân là mùa của những cánh đồng hoa cải tuyệt vời tại La Bình, Vân Nam thì mùa hè là mùa của những sắc tím oải hương tại Tân Cương.
201208081511354548-1373687594_500x0.jpg
Tím sắc tận chân trời.

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang

Mùa hè đang đến cũng là khoảng thời gian Du lịch cho mọi nhà. Thường thì mọi người luôn chọn ra Biển cho những chuyến du lịch Hè. Các điểm gần thành phố và dễ đi đã quá nhàm chán. Bạn nên tìm một nơi mới mẻ và đầy nắng. Nha Trang chính là một lựa chọn lý tưởng cho mọi người. Để chuẩn bị cho một chuyến Du Lịch Nha Trang trong hè này, bạn nên tham khảo qua một số Kinh Nghiệm Du Lịch Nha Trang của Tôi Đi.


Đi du lịch Nha Trang vào thời gian nào


Tháng 8, thường thì ở Nha Trang vào tháng 8, những người làm du lịch thường chọn lấy cái tiêu điểm rất là du lịch “Tháng 8 Nha Trang biển hẹn”. Thiên thời địa lợi, từ tháng 7 cho đến hết tháng 9, trời tiết nắng đẹp đối lập với những cơn mưa lụt lội khó chịu tại Hà Nội và Sài Gòn, quá thuận lợi cho những chuyến lênh đênh trên biển hay chỉ ngồi ở 1 góc công viên ngắm nhìn biển thôi cũng khiến cho ai ghé thăm Nha Trang chẳng muốn rời xa.

Du lịch Nha Trang bằng phương tiện gì

Từ Hà Nội và Sài Gòn đi Nha Trang bạn có thể đi bằng các loại phương tiện khác nhau. Tuy nhiên Tôi Đi xin gợi ý bạn đi Máy Bay hoặc Xe khách cho nhanh và tiện lợi.

Máy bay: Hiện tại đã có 1 số chuyến bay đến Nha Trang của các hãng: Viet jet, Jetstar, Vietnamairlines, Mekong. Bạn có thể check lộ trình và chi phí các chuyến bay của hãng thông qua web site của hãng đó. Tận dụng những hậu mãi và đặt vé sớm trước 3 tuần thì chắc chắn bạn sẽ luôn có vé tốt nhất.

Khi bạn đến Nha Trang (sân bay Cam Ranh), bạn còn khoảng 35Km nữa mới vào tới TP. Nếu còn chuyến bus trung chuyển 60k/pax thì hãy sử dụng. Còn nếu bạn chọn Taxi or Xe ôm, hãy nói với Taxi ko tính theo đồng hồ mà trả trọn gói theo lộ trình. Taxi từ Sân bay Cam Ranh về tới Tp Nha Trang khoảng 300 – 350k thôi. Đi càng đông sẽ càng lợi.

Nếu không săn được Vé máy bay giá rẻ từ Hà Nội, bạn có thể săn chiều Hà Nội – Sài Gòn. Sau đó bắt xe khách Phương Trang chạy đêm giường nằm hoặc xe khách bình thường đi Nha Trang.
Xe giường nằm xe khách đi Nha Trang

Tuyến Sài Gòn – Nha Trang: bạn có thể lựa chọn xe giường nằm của 1 số hãng bus có tiếng ở Nha Trang: Phương Nam, Hà Linh, Nam Phương, Phương Trang, Hạnh cafe, TM Brother, Ngọc Trang. Giá vé tầm 200 – 220k/pax (Giường nằm), 150k/pax (ghế ngồi)

Ngoài ra bạn nên tham khảo Xe giường nằm Hà Linh. Ưu điểm của những hãng xe này là: giờ khởi hành của hãng: 8h sáng và 7h>11h đêm, đến 2 bến cuối ~ 5 giờ chiều hoặc 6 giờ sáng. Xuất phát ngay trung tâm 2 TP > tiết kiệm chi phí di chuyển đến hotel. Có dịch vụ đón bạn trên đường đi (phải báo trước với nhân viên bán vé). Dịch vụ trung chuyển khách (đón và đến) đến khách sạn trong Tp. Vé tương đối dễ đặt qua điện thoại.

Bạn hãy cố gắng sử dụng xe bus tour tại Q1 để đến trung tâm Tp Nha Trang như vậy sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền xe ôm or taxi khi phải di chuyển từ bến xe phía Nam Nha Trang về tới Hotel đó (xe ô tô có điểm đến là bến xe phía Nam Nha Trang).

Tuyến Hà Nội – Nha Trang: Bạn nên chọn Hoàng Long, Sinh Cafe (open tour), Mai Linh: ~850k/lượt. Tham khảo qua Xe giường nằm đi các tỉnh phía Nam.

Thuê xe máy ở Nha Trang

Mr. Nam – 0905.111.541, cứ nói được Quỳnh giới thiệu thì anh ấy sẽ lấy xe tốt nhất giúp bạn + tặng kèm bản đồ Nha Trang luôn. Giá xe số 70.000/ngày và xe ga 90.000/ngày, giao xe vào sớm mai, tận nơi luôn.
Dịch vụ thuê xe này hình như khách sạn nào cũng có bác ạ. khoảng 80k/ngày thôi.
Liên hệ : 0984.080.357, có kèm các dịch vụ khác như HDV, vé vinpearl

Nhà nghỉ khách sạn tại Nha Trang

Khu vực cầu Bình Tân, Đại lộ Nguyễn Tất Thành: Khách sạn ngay sát cầu Bình Tân, nhìn thẳng ra bờ sông khá lãng mạn. Giá KS: 170k/ngày, nếu ở 2,3 ngày thì thương lượng tầm 150k/ngày.
Khu vực Hòn chồng, đường Phạm Văn Đồng, khu này thi Hotel nhiều vô kể, đủ loại giá cả. Khu này nằm sát với khu ăn nhậu nổi tiếng của Nha Trang, sát với Đại Học Nha Trang, hoặc bạn lên thẳng ĐH Nha Trang cũng có KS. Giá khá mềm so với khu trung tâm: 150k-180k/ ngày.
Nhà nghỉ Anh Thư ở 24/19 Hùng Vương, khoảng 120k/đêm cho phòng đơn, còn phòng đôi thì tớ không biết, cỡ 200k. Bạn có thể đặt trước 0983 575 424, 058 3521 799 . Tớ thấy thêm 1 vài cái nhà nghỉ giá rẻ nữa ở gần bệnh viện Bình Tân đường Dã Tượng, ngay ngân hàng VietComBank.
Khanh mini hotel nằm trên đường Hùng Vương, đi bộ ra biển được: Liên hệ A Việt 0932639124, giá rẻ nhất là 200k/đêm , nếu ACE nào ở dài ngày thì nói bạn của Trung đến Nha Trang chơi, sẽ được giảm kha khá.
Khách sạn Nữ Hoàng 62 đường Hồng Bàng, Khách sạn hơi xa biển nhưng được cái gần khu ăn uống, cafe, nếu muốn đi chơi thì bạn nên thuê 1 chiếc xe máy: xe số tầm 70k/ngày, xe ga 90k/ngày (giá chưa đổ xăng nhá). Phòng khách sạn cho 2 người: 200k/ ngày, cho 4 người 300 – 350k/ngày. Điện thoại: 0122777970.
Khách sạn Friendly 15 C2 Hoàng Hoa Thám 0583525464 – 0905402279 (cô Loan) 200k
Nhà nghỉ trăng vàng (Golden moon) 0916003739 – 0983577822 Địa chỉa 98C/5 trần phú Giá tham khảo: 200k-250k
Một số Khách sạn giá < 200k. Bạn nên check trước nhé

Khách sạn Nam Phương – 64B/4A Trần Phú: (058) 3 524.166
Khách sạn Song Linh – 64B/15 Trần Phú: (058) 3 522.163
Khách sạn Tommy – 167 Hoàng Văn Thụ: (058) 3 813.243
Quán Ngon ở Nha Trang

Mình đã có hẳn một bài tương đối chi tiết về Địa chỉ các Quán Ngon ở Nha Trang. Bạn có thể đọc qua sau khi tham khảo bài viết này. Dưới đây mình xin viết ngắn gọn một số điểm Ăn Ngon Bổ rẻ dành cho dân Phượt Bụi. Bạn có thể Tham Khảo cả 2 Bài Viết để có đầy đủ thông tin.

Ăn nhậu Nha Trang

Đi ăn uống hải sản thì cạch cái quán Mười Đô ra, đừng nghe TAXI hay Xe Ôm tư vấn nhé, bạn cứ thuê 1 chiếc xe máy đi lang thang thành phố, qua cầu Trần Phú B, rẽ trái ra Bờ Sông, đường Tháp Bà thì hải sản tha hồ, giá cả niêm yết sẵn rồi.

Ăn nhậu theo phong cách Vỉa hè Nha Trang cũng dễ

Ra bờ biển, thuê cái bạt, làm con mực 100k, vài lon bia là lai rai với sóng biển. Mấy người bán hàng rong thì nhiều lắm.
Ra đường Nguyễn Thị Minh Khai, quán Sáu Phong ăn lẩu dê ngon tuyệt. Ăn nhậu đông người, đãi khách thì có Vườn Xoài.
Muốn ăn mấy con thú thì chạy lên Diên An, ở đây nổi tiếng nhất là Rắn. Hôm trước nhà mình đi ăn rắn gần 20 người mà bill có hơn 1tr.
Một quán ăn nữa cũng khá rẻ là Nhà hàng Quê Hương ở đường Hoàng Diệu, ngay sân bay, cạnh doanh trại quân đội trên đường Trần Phú. Quán này chuyên các món Hải Sản hoặc thú vật, nhậu thả ga, ngon mà giá cực rẻ.
Nếu bạn muốn ăn Cua ghẹ, ốc rẻ thì chịu khó phượt tới đầu cầu Bình Tân (đường Nguyễn Tất Thành đi sân bay Cam Ranh). Ở đây tính tiền theo ký, bạn tự lựa ghẹ sống rồi người ta chế biến cho bạn. Ăn tầm 4 người thì bill hết khoảng 4-500k căng bụng ko đi nổi luôn. Sướng nhất khoản này. Giá mới nhất cho Ghẹ: 180k/KG ( ăn ghẹ đừng ham chọn con to, cứ nhở nhở mà ăn là ghẹ ngọt nhất)

Vài quán cơm, phở để lót dạ cho dân phượt

Cơm: quán cơm ngay bùng binh ngã 6 đường Nguyễn Chánh (cạnh trường THCS Thái Nguyên) 12k/dĩa (bán trưa, chiều, tối). Buổi sáng có bán Bánh mì bò kho 15k/tô.
Bún cá: chạy từ bùng binh ngã 6 lên đường Đinh Tiên Hoàng giao với Lý Tự Trọng có cái hẻm, đầu hẻm là Matxa Hoa Đà. 15k/ tô. (bán buổi sáng)
Cơm niêu: ACE nào đến Nha Trang muốn thử qua cơm niêu cũng hay, dịch vụ thì trên cả VIP mà giá cũng bình dân. Bữa em đi 4 người hết 360k bao gồm nước uống. Địa chỉ: Cơm Niêu ngói đỏ số 9 đường Lê Thánh Tôn (ngay bùng binh ngã 6 từ tháp trầm hương đi thẳng vào)
Lẩu: Lẩu cá kèo trên đường Lê Thành Phương sát với Nhà Thiếu Nhi Khánh Hòa, lẩu trên đường Tô Hiến Thành. (lẩu bán từ buổi trưa đến tối).
Ăn tối: Cháo Vịt bán ở Đường Hàn Thuyên, ngay chợ Đầm. 1 dĩa vịt luộc tính 80k, tô cháo nữa là no căng. 2 người ăn hết khoảng 100k.
Phở: giá cả tầm 20, 25, 30k/ tô. Địa chỉ tin cậy cho bạn: Phở Bắc Hải đường Quang Trung đối diện cổng giữ xe Bệnh viện Đa Khoa, Phở Hồng 40k/tô góc Tô Hiến Thành với Lê Thánh Tôn.

Cafe & Bar tại Nha Trang

Cafe Nha Trang thì bạn ra đường Tô Hiến Thành, giao với đường Nguyễn Thị Minh Khai gần Quảng Trường. Mình hay uống ở Trúc Mai Viên 13k/ly cafe đen. Nhạc DJ thì có Baamboo. 15k/cafe. Còn muốn uống cafe ngon thì chọn Hoàng Hạc.
Cafe vỉa hè chỉ có 6k thui nhé hehe
Bar : Khách sạn Yasaka, Ks Lode, Sailing Club >>> nằm trên đường Trần Phú. Night Club trên đường Hùng Vương, Rocky bar trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Cafe Paramout – nằm trực diện trên đường biển Trần Phú. Quán này có không gian thoáng, cạnh khách sạn Novotel, nơi tập trung của những người sang trọng.
Cafe Hoa Đồng Nội – nằm trên một hẻm lớn đường Nguyễn Thị Minh Khai, đối diện đường Mê Linh, cạnh nhà hàng Ngọc Trai. Có thể nói quán này là quán cafe đẹp nhất, và rộng nhất tại thành phố biển Nha Trang.
Cafe Moka – 74 Hùng Vương. Quán này khá dễ thương, và nằm ở trung tâm phố Tây. Trên tầng 1 còn có hồ cá biển rất đẹp. Đặc biệt thức uống ngon như các loại cà phê Ý ( capu…late, mocha….)
Cafe Hòn Chồng – nằm ngay điểm danh thắng Hòn Chồng, view biển, mát mẻ, giá rẻ…TUYỆT VỜI ! Tầm khoảng 4h30 chiều mà ra đấy uống cafe, ngắm cảnh hoàng hôn thì cực kỳ lãng mạn.
Đặc biệt nhất là quán cafe, quầy bar Altitude ở tầng 28 ks Shearton Nha Trang, ngắm toàn cảnh thành phố và biển NT, rất đẹp, rất hợp cho những cặp đôi lãng mạn. Thức uống tầm 80 – 150k / ly, mở cửa từ 16h đến 23h

Đặc sản làm quà

Mực: Các bạn muốn mua mực đem về làm quà thì giá hiện tại của nha trang giờ là khoảng 400k/kg. Có bán ở đường Hoàng Văn Thụ đoạn 1 chiều từ Quang Trung rẽ vào gần chợ Đầm, cũng có anh em nói Mực mua ở Gần Tháp Bà là rẻ mà chất, mình chưa có dịp tới đó để check.

Yến Sào, nổi tiếng nhất là yến sào Khánh Hòa, bạn nến đến thẳng các đại lý để mua khỏi sợ hàng giả. Giá Yến Sào có nhiều loại: hộp 160k, hộp 200k, hộp 300k tùy loại tùy trọng lượng. Có 1 cái đại lý ngay gần tháp Trầm hương, ngay ngã tư đèn đỏ Trần Hưng đạo với Lê Thánh Tôn.

Cá ngựa: cá ngựa bán nhiều ở đoạn Cảng cầu đá, Viện Hải Dương học. Nếu bạn đi tham quan Viện Hải Dương Học thì tranh thủ đi bộ ra ngoài cổng có mấy cửa hiệu bán cá ngựa sống. Giá cũng khá rẻ, khoảng 20k/con, người ta sẽ bỏ cá ngựa vào bình rựu để ngâm bảo quản. Cá ngựa thì dùng làm thuốc hoặc ngâm uống khá tốt đó.

Nem Ninh Hòa: Giờ nhiều nơi bán và quảng cáo quá, mình là dân địa phương cũng ko kiểm chứng được. Khách du lịch thì hay ăn nem Đặng Văn Quyên.

Nem chua, chả giò: Nhà mình hay mua nem chua và chả giò ở 1 hiệu nhỏ đối diện Bưu điện Bình Tân, bên cạnh hiệu thuốc tây lớn ( bạn chạy thẳng đường Dã tượng vô hỏi bưu điện Bình Tân người ta sẽ chỉ). Nem với chả ở đây làm tại chỗ, theo mình thì ngon, mình hay gửi làm quà cho bạn bè ở xa. Giá cả: loại 1/2 KG: 55k, loại 1KG 100k cho nem chua.

Các điểm du lịch ở Nha Trang

Có rất nhiều điểm thăm quan ở Nha Trang, tuy nhiên nếu thời gian du lịch của bạn không có nhiều, bạn nên thăm quan các điểm chính sau: Hòn Chồng, Tháp Chàm Ponagar, đi tour 4 đảo, đi Vinpearl Land. Nếu có nhiều thời gian hơn bạn nên tham khảo một số điểm thăm quan dưới đây.

Vinpearl Land

Mình thấy đi Nha Trang bạn không thể bỏ qua Vinpearl Land. Bạn chỉ cần bỏ ra một khoản tiền khoảng 450k là có thể đi chơi thỏa thích. Vinpearl chia làm 3 khu chính :
1. Công viên ngoài trời bao gồm các trò chơi cảm giác mạo hiểm.
2. Công viên trong nhà : các trò chơi game điện tử, xe đụng, phim 4D…
3. Công viên nước, thủy cung và sân khấu nhạc nước.
Nếu để chơi hết thì phải đi cả ngày đó bạn. Từ 9h sáng đến 19h30 về. (19h là suất nhạc nước đầu tiền). Buổi sáng ăn sáng thật no rồi qua đó chơi ở khu 1 – 2 , ăn trưa thì ăn fast food lót dạ, nghĩ ngơi ở nhà hàng hoặc các lều tranh ven đường đi bộ, ( bên đó có nhiều nhà hàng nhưng giá hơi cao ), tầm chiều mát đi tắm công viên nước (lưu ý 18h công viên nước đóng cửa nhé), rồi xem thủy cung, sau đó qua xem nhạc nước là ok.

Khu du lịch Vinpearl

Địa chỉ: Phía Nam Cầu Đá-Vĩnh Nguyên-Nha Trang-Việt Nam

Khu khách sạn:

- Điện Thoại: (+84) 58 598 188

Khu vui chơi giải trí:


- Điện Thoại: (+84) 58 598 123- Fax: (+84) 58 590 916

Hoặc liên hệ các đại lý bán vé Vinpearl tại Nha Trang

Tắm bùn ở tháp bà: Giá trung bình khoảng 100k/người.

Đi tour 3 đảo hoặc 4 đảo

Có nhiều giá khác nhau, tùy từng công ty. Giá khác nhau vì sự chênh lệch dịch vụ khác nhau, bạn nên tham khảo kỹ trước khi đặt tour nhé (ví dụ khác nhau về bữa trưa). Nhưng các bạn đi chú ý, nếu được thì các bạn đem theo thức ăn và nước uống nhe, có thể bổ sung thức ăn buổi trưa trên tàu, vì ăn trên đó hơi dở.

Tự thuê tầu ra các đảo

Tàu sẽ khởi hành từ bến cảng Cầu Đá (gần Viện Hải Dương Học Nha Trang).Liên hệ mua vé tuyến bạn đi tại quầy vé của Cảng Cầu Đá.
Nếu bạn đi với số lượng tương đối có thể thuê cano (khoảng 7 chổ) hoặc tàu – Liên hệ với A.Cường 0903508876 (chủ khu du lịch Con Sẻ Tre)
Tứ Hải Brothers Boat Trip – 100 trần phú, Phường Vĩnh Thọ, Nha Trang – (058) 3524 569
Lặn biển

Blue Diving Club. 66 Trần Phú, Nha Trang. Điện thoại: (058). 3825 390
Coco Dive Centre. 2E Biệt thự, Nha Trang. Điện thoại: (058). 3812 900
Rainbow Divers. 2 Trần Quốc Khải, Nha Trang. Điện thoại: (058). 3826 166
Jeremy Stein’s Rainbow. 72 Trần Phú, Nha Trang. Điện thoại: (058). 3829 946

Các địa điểm thăm quan tại Nha Trang

Dưới đây là danh sách ngắn gọn các điểm cần phải thăm quan tại Nha Trang. Bài viết chi tiết về các điểm thăm quan du lịch tại Nha Trang

1. Di tích Am Chúa
2. Đình Phú Cang
3. Chùa Long Sơn
4. Lăng Bà Vú
5. Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa
6. Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin
7. Văn miếu Diên Khánh
8. Viện Hải Dương Học
9. Tháp Bà PôNagar
10. Hòn Bà
12. Khu du lịch Hồ cá Trí Nguyên
13. Suối khoáng nóng Tháp Bà
14. Bãi biển Đại Lãnh
15. Bãi Trũ
16. Hòn Ông
17. Hòn Tằm
18. Khu bảo tồn biển Hòn Mun
19. Vịnh Cam Ranh
20. Khu vui chơi và giải trí Vinpearl land
21. Khu du lịch Dốc Lết
22. Vịnh Vân Phong
23. Khu du lịch Con Sẻ Tre
24. Khu du lịch Hòn Chồng
25. Đầm Nha Phu, Hòn Lao, Hòn Thị
26. Làng cổ Phú Vinh
27. Đàn đá Khánh Sơn
28. Khu du lịch sinh thái Ba Hồ
29. Lễ hội Tháp Bà – Pô Nagar


theo nguồn : toidi.net

Tháp Bà Ponagar

Trong chuyến hành trình du lịch Nha Trang đến với thành phố biển xinh đẹp này thì bạn không thể không đến thăm khu Tháp Bà Ponagar – một trong những di tích lịch sử và văn hoá  nổi tiếng nơi đây. Cùng với các quần thể tháp Chămpa còn lại dọc miền Trung, tháp bà Po Nagar (còn gọi là tháp Thiên Y Thánh Mẫu Ana hoặc tháp Bà Nha Trang) là một công trình kiến trúc độc đáo nằm trên đỉnh ngọn đồi nhỏ bên cửa sông Cái xinh đẹp thuộc xóm Bóng, phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 cây số .
Có khá nhiều huyền thoại về sự xây dựng và hình thành nên di tích văn hóa cổ xưa và độc đáo này. Không những thế, tháp Po Nagar lại nằm ở vị trí cao, quay mặt hướng cầu Bóng nhìn ra biển thơ mộng nên mỗi khi du khách đến tham quan phố biển Nha Trang thường khó lòng bỏ qua. Cụm di tích này được xây vào khoảng thế kỷ thứ 8, trong đó ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 m. Tương truyền rằng, Thiên Y Thánh Mẫu Ana là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh nhiều gỗ quý, cây cối và lúa gạo được người dân tôn kính thờ cúng.
thap ba ponagar Tháp Bà Ponagar Toàn Cảnh Tháp Bà Ponagar
Tổng thể kiến trúc của Tháp Bà Ponaga gồm có 3 tầng, ở tầng trệt là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa, từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa, Ponaga hay tháp Bà Ponaga là ngôi đền nằm trên đỉnh của một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50m so với mặt nước biển. Tháp Bà Ponaga dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng thực ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất, cao khoảng 23m.
thap ba Nha Trang 2 Tháp Bà Ponagar
Tầng trệt của Tháp Bà Ponaga
Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột , đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.
thap ba nha trang3 Tháp Bà Ponagar
Những cột hình bát giác ở tầng giữa
Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
 Tháp Bà Ponagar Ngọn tháp ở tầng trên
Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá đặt tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva).
Tháp Bà Ponagar là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII đến XIII cho đến nay vẫn là điều bí ẩn dù nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc, nhiều công trình khoa học đã được thực hiện. Người ta vẫn chưa hiểu được người Chăm đã làm cách nào để những viên gạch với kích cỡ 20x20cm cứ chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một chất kết dính nào. Đó là nét độc đáo khiến du khách thêm phần yêu thích ngôi đền tháp này.
thap ba nha trang 2 Tháp Bà Ponagar Tháp Bà lung linh về đêm
Ðến thăm Tháp Bà Nha Trang, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tâm linh còn có dịp thưởng thức những vũ điệu Chăm-pa do đội múa dân tộc Chăm biểu diễn. Những vũ điệu Chăm-pa làm đắm say du khách, tạo cho họ ấn tượng đẹp khi đến với nơi tôn kính này. Theo truyền thuyết, Thiên Y Thánh Mẫu – chính là Mẹ xứ sở đã có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, dạy người dân trồng bông dệt vải, gieo cấy lúa nước, chăn nuôi lợn, gà…, đồng thời Bà cũng là người đã chở che cho người dân trong vùng và lân cận tránh thiên tai, địch họa, nên lễ hội Tháp Bà là lễ hội tạ ơn Mẹ xứ sở, hội tụ tấm lòng thành của cả người Chăm và người Việt. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001.
thap ba nha trang 5 Tháp Bà Ponagar Vũ điệu Chăm-pa trong lễ hội Tháp Bà
Ðây là một trong những lễ hội dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa và khu vực miền trung thu hút hàng vạn lượt khách từ nhiều phương trời cùng về tế lễ viếng Bà Thánh Mẫu.Lễ hội Tháp Bà  thường diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.
Phải tận mắt chiêm ngưỡng những tòa tháp cổ kính đồ sộ tại Tháp Bà mình mới thấy cảm phục nghệ thuật xây tháp của người Chăm. Đây quả là điểm du lịch hấp dẫn đưa người du lịch chìm đắm trong  một không gian rất Chămpa. Thời tiết ở thành phố biển Nha Trang đẹp, vì vậy du khách có thể đến thăm tháp bà Po Nagar bất cứ thời điểm nào trong năm cũng phù hợp.
st
 

© Copyright Cuộc sống tươi đẹp ! . All Rights Reserved.

Designed by TemplateWorld and sponsored by SmashingMagazine

Blogger Template created by Deluxe Templates